Thursday, October 4, 2012

Sunday, September 16, 2012

CHẾ ĐỘ ĂN CHO TRẺ SUY DINH DƯỠNG

nguồn: http://forum.mattroibetho.vn/default.aspx?g=posts&m=292


Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Đây là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

1.      Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em:
Thường là do tổng hợp từ nhiều yếu tố:
-        Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không 
đúng cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân quan trọng nhất hay gặp là do bà mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng 
hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.
-        Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các 
bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…
-        Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.
-        Do điều kiện kinh tế xã hội: Suy dinh dưỡng là một bệnh của nghèo nàn và lạc hậu, có liên quan đến kinh 
tế, văn hóa, dân trí. Đây là mô hình hệ bệnh tật đặc trưng của các nước đang phát triển.
     Muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không các bà mẹ cần phải theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ 
trên biểu đồ phát triển. Nếu thấy 2-3 tháng liền trẻ không tăng cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu 
nguyên nhân.
     Theo tiêu chuẩn cân nặng/tuổi người ta chia suy dinh dưỡng làm 3 độ:
-        Suy dinh dưỡng Độ I: Trọng lượng còn 90% so với tuổi
-        Suy dinh dưỡng Độ II: Trọng lượng còn 75% so với tuổi
-        Suy dinh dưỡng Độ III: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi.

2.      Những dấu hiệu của trẻ bị suy dinh dưỡng

-        Không lên cân hoặc giảm cân
-        Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo.
-        Teo nhỏ: mất hết lớp mỡ dưới da bụng.
-        Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu.
-        Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa: ỉa phân sống, ỉa chảy hay gặp.
-        Thể nặng: Có phù hoặc teo đét, có thể biểu hiện của thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc đến loét 
giác mạc. Hiện nay thể nặng rất hiếm gặp.

3.      Các bà mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng.

Với thể vừa và nhẹ (độ I và độ II): Điều trị tại nhà bằng chế độ ăn và chăm sóc.
-        Chế độ ăn: Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm.
-        Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa: Dùng các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi, hoặc dùng sữa đậu nành 
(đậu tương).
-        Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi nhưng số bữa ăn phải tăng lên, 
thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay.
-        Tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn bằng cách cho tăng thêm enzym (men tiêu hóa) trong các hạt nảy 
mầm để làm lỏng thức ăn và tăng độ nhiệt lượng của thức ăn. Cụ thể là: có thể dùng giá đậu xanh để làm lỏng 
thức ăn cho trẻ, tức là có thể tăng lượng bột khô lên 2-3 lần mà độ lỏng của bột không thay đổi. Cứ 10g bột cho 
10g giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước.

4.      Những loại thực phẩm nên dùng cho trẻ suy dinh dưỡng.
-        Gạo, khoai tây.
-        Thịt: gà, lợn, bò, tôm, cua, cá, trứng.
-        Sữa bột giàu năng lượng: Theo hướng dẫn cụ thể của Bác sĩ.
-        Dầu, mỡ.
-        Các loại rau xanh và quả chín.

5.      Chế độ ăn với trẻ suy dinh dưỡng nặng (độ III).
Cho nhiều bữa trong ngày.
-        Tăng dần calo.
-        Dùng sữa cao năng lượng: Theo chỉ định và tư vấn trực tiếp của Bác sĩ
Trẻ cần được ăn bổ sung theo các chế độ ăn giống như trẻ bình thường. Số lượng một bữa có thể ít hơn nhưng 
số bữa ăn nhiều hơn trẻ bình thường.
Những trẻ có suy dinh dưỡng nặng kèm theo tiêu chảy hoặc viêm phổi phải đưa vào điều trị tại bệnh viện.

6.      Ngoài chế độ ăn còn cho trẻ ăn bổ sung thêm một số Vitamin và muối khoáng.
-        Các loại Vitamin tổng hợp.
-        Chế phẩm có chứa sắt chống thiếu máu.
-        Men tiêu hóa (nhưng phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc).

7.      Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng.
-        Trẻ phải được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ.
-        Phải giữ ấm về mùa đông, phòng ở thoáng mát về mùa hè, đầy đủ ánh sáng.

8.      Một số mẫu thực đơn phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại nhà (SDD độ I và II).
Cac bạn có thể áp dụng và tham khảo một số thực đơn sau để phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại nhà:
a.      Trẻ dưới 6 tháng: Bú sữa mẹ theo nhu cầu của trẻ. Chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho Bà mẹ để mẹ có đủ 
sữa nuôi con (Bà mẹ cần ăn đủ, ngủ tốt, làm việc nhẹ nhàng). Trường hợp mẹ không đủ sữa mà phải dùng các 
sản phẩm thay thế sữa mẹ thì phải có chỉ định của Bác sĩ.
b.      Trẻ từ 6 – 12 tháng:
Cho trẻ ăn nước cháo xay trộn sữa như trên nhưng tăng thêm lượng thịt, gạo và rau củ, trường hợp trẻ không 
thích ăn cháo trộn sữa thì dùng sữa cao năng lượng pha với nước sôi để ấm theo hướng dẫn mỗi ngày uống 
500ml và cho ăn bột hoặc cháo xay 3 -4 bữa/ngày, trẻ ăn ít có thể tăng số bữa lên, dùng nước giá đậu xanh để 
làm lỏng thức ăn: 10g giá đậu xanh/10g bột (giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước nấu bột).

c.       Trẻ 13 -24 tháng:

6h: 150 – 200ml sữa cao năng lượng
9h: Cháo thịt + rau: 200ml (1 bát ăn cơm)
-        Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay)
-        Thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả)
-        Dầu: 10ml (2 thìa cà phê)
-        Rau xanh: 20g (2 thìa cà phê)
12h: Sữa: 200ml
14h: Chuối tiêu: 1 quả hoặc đu đủ 1 miếng
17h: Cháo thịt (cá, tôm, trứng) + rau + dầu
Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú kéo dài từ 18 – 24 tháng. Khi cai sữa vẫn nên 
cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành.

d.   Trẻ 25 – 36 tháng:

    7h: Sữa cao năng lượng: 200ml
    11h: Cơm nát + thịt (cá, trứng, tôm...) + canh rau.
    Cơm: 2 lưng bát (70g gạo), thịt: 50g (hoặc trứng: 1 quả), rau: 100g, dầu (mỡ): 5g
    14h: Cháo + thịt + rau + dầu: 200ml
    Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay), thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả), dầu: 10ml (2 thìa cà phê), 
rau xanh: 20g (2 thìa cà phê).
    17h: Cơm nát + trứng (thịt, cá, tôm...) + canh rau
    20h: Hỗn hợp bột dinh dưỡng: 200ml, hoặc súp: khoai tây thịt + rau + dầu (mỡ): 1 bát con.
    Súp khoai tây gồm có khoai tây: 100g (1 củ to), thịt (gà, bò, lợn): 50g, bắp cải: 50g, dầu (mỡ): 1 thìa cà phê.
    Ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ.

PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm, ThS. Lê Thị Hải

Friday, August 31, 2012

Tuần này Châu học gì?

Tuần này Minh Châu học gì ở trường ?

In Music & Movement, Minh Chau & her class sang some song such as: "Open, Shut them"


Open shut them, open shut them
Give a little clap, clap, clap
Open shut them, open shut them
Put them in your lap, lap, lap
Creep them crawl them, creep them crawl them
Right up to your chin, chin, chin
Open up your little mouth
But do not let them in, in, in


And "With my Hands", lyrics somehow similar:


Chorus: 

Throw the bean bag and catch

Turn around, turn around, stamp, stamp, stamp

Throw the bean bag and catch

Turn around, turn around, stamp, stamp, stamp
Put it on your head and walk around the room

Put it on your head and walk around the room
Repeat Chorus
Put it on your head and walk around the room

Put it on your head and walk around the room
Put it on your shoulder
Put it on your elbow

Put it on your knee
Put it on your back now
Put it on your stomach
Put it on your finger

Put it on your foot
Put it on your arm now
Put it on your head and walk around the room

Put it on your head and walk around the room
Repeat Chorus

Friday, October 8, 2010

Nhạc Mozart tốt cho trẻ sinh non

nguồn ở đây

Các nhà khoa học theo dõi sự thay đổi về thể chất của bé trong suốt 2 ngày đó, và 2 ngày tiếp theo không được nghe nhạc. Họ nhận thấy sự trao đổi chất trong cơ thể các bé trong thời gian 10 đến 30 phút được nghe đĩa nhạc Mozart trung bình tăng hơn 13% so với các khoảng thời gian khác.

theo giả thuyết ban đầu, các chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu Tel Aviv Sourasky cho rằng: Những đoạn nhạc lặp lại với tần số thường xuyên trong nhạc của Mozart có thể đã tác động đến não bộ, gây ra sự cộng hưởng nào đó trong não và dẫn tới kích thích sự thay đổi trong cơ thể theo hướng tích cực.

Bé gái sinh non có thể phát triển kịp trẻ sinh thường

nguồn ở đây


Sự bắt kịp này đạt được trong giai đoạn 8-20 tuổi. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng sớm của một số căn bệnh khi trẻ trưởng thành. Các nhà khoa học Mỹ vừa cho biết như vậy.
Maureen Hack, bác sĩ nhi khoa ở Bệnh viện Nhi Rainbow (Cleveland - Mỹ), và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 195 trẻ sinh non có cân nặng thấp từ khi các em được sinh ra đến khi hơn 20 tuổi. Nhóm nghiên cứu cũng theo dõi hồ sơ của hơn 200 đứa trẻ sinh đủ tháng để đối chiếu.
Trong năm tuổi đầu tiên, các bé gái sinh non phát triển nhanh hơn các bé trai sinh non. Điều này được lý giải do các bé gái thường khoẻ mạnh hơn các bé trai.
Tuy nhiên, kết quả của 20 năm sau rất đáng ngạc nhiên: không một bé trai nào trong nhóm sinh non phát triển được bằng các trẻ sinh thường. Nhóm nghiên cứu trước đó dự đoán rằng ít nhất cũng phải có một số bé bắt kịp với tốc độ phát triển của bé "đủ ngày đủ tháng".

Trong khi đó, hầu hết những bé gái sinh non đều phát triển kịp trẻ bình thường trong giai đoạn từ 8 đến 20 tuổi. Song, các nhà nghiên cứu cho rằng sự phát triển mạnh mẽ này có thể dẫn tới các vấn đề sức khỏe trong tương lai của trẻ, như tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch.
Bác sĩ nhi khoa David Horwitz (khoa Y Đại học New York) nhận xét rằng nghiên cứu đã đưa ra được những số liệu đáng lưu tâm, song đó chưa phải là bằng chứng để khẳng định những bé gái sinh non sẽ bị các căn bệnh nói trên chỉ do chúng phát triển nhanh khác thường.
"Những điều này sẽ được xác minh sau 30, hay 40 năm nữa, và khi đó người ta sẽ biết được ý nghĩa thực sự của nghiên cứu này", Horwitz nói.
Tử Vi (theo Healthday)

Trẻ sinh non, mẹ nuôi trẻ thế nào cho đúng?

Nguồn: Trẻ sinh non, mẹ nuôi trẻ thế nào cho đúng?

Trẻ càng non tháng càng không có các chất dự trữ quan trọng như đường, chất béo (DHA, ARA), canxi, sắt vì dự trữ chỉ có ngày càng nhiều trong ba tháng cuối của thai kỳ.

khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng cũng thấp thơn do thiếu các men tiêu hoá rất ít

dễ bị trào ngược dạ dày thực quản, dễ ọc sữa tím tái.

phải xoa bụng giúp bé mới có thể đi tiêu được mỗi ngày.

thiếu men tiêu hóa và niêm mạc ruột dễ bị tổn thương nên trẻ dễ bị viêm ruột

dễ bị thiếu máu.

sữa mẹ được làm giàu dưỡng chất (Fortified Human Milk) là lựa chọn tốt nhất cho trẻ sinh non

việc giảm hàm lượng đường lactose là cần thiết và thay vào đó là thành phần đường maltodextrin giúp giảm áp lực thẩm thấu lên thành ruột

việc bổ sung DHA và ARA trong sữa công thức cho trẻ sinh non là rất quan trọng.

Một trẻ non tháng hồng hào, bú mạnh, đi tiêu, tiểu tốt, ngủ yên là dấu hiệu được nuôi dưỡng đầy đủ, đúng cách và phát triển theo chiều hướng an toàn, có cơ hội rất tốt để phát triển bình thường như các trẻ sinh đủ tháng khoẻ mạnh. Ngược lại, nếu không được chăm sóc, điều trị và dinh dưỡng phù hợp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể trạng và trí tuệ của trẻ sau này

Em là Hà Minh Châu

Hà Minh Châu sinh non vào thời điểm 28 tuần thai, nặng 1 kg do lỗi chủ quan của mẹ.